Ngành Truyền thông-Marketing: Tại sao bạn nên chọn lĩnh vực này?

Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc Truyền thông-Marketing ngày càng trở nên quan trọng. Nó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và tổ chức. Nếu bạn đang quan tâm đến ngành này, bài viết này là dành cho bạn.

1. Ngành Truyền thông–Marketing là gì?

Ngành Truyền thông - marketing

Theo Philip Kotler, đây là hoạt động thuyết phục khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp và sử sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp dựa trên việc truyền tin gián tiếp hoặc trực tiếp về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp.

Tựu chung lại, ngành học này là sự kết hợp giữa các chiến lược truyền thông và tiếp thị nhằm đưa thông điệp về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Mục tiêu là tạo nhận thức, xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số. Với một chiến lược truyền thông hiệu quả, doanh nghiệp có thể tiếp cận và thuyết phục khách hàng tiềm năng, từ đó gia tăng doanh số bán hàng và phát triển kinh doanh.

2. Sinh viên ngành Truyền thông-Marketing sẽ học những gì?

Ngành Truyền thông-Marketing

Marketing bao gồm hoạt động về giá cả, phân phối và xúc tiến bán hàng. Bạn sẽ học về nghiên cứu thị trường và hành vi khách hàng. Chương trình cũng bao gồm các khía cạnh truyền thông doanh nghiệp. Bạn sẽ được học về tất cả các khía cạnh quanh vấn đề truyền thông của doanh nghiệp như: 

  • Quản trị giá
  • Quản trị kênh phân phối
  • Quản trị thương hiệu
  • Quản trị chiến lược
  • Marketing kỹ thuật số
  • Truyền thông marketing

Từ đó bạn sẽ có cái nhìn sơ khai về ngành Truyền thông-Marketing. Sau khi tốt nghiệp bạn hoàn toàn có thể xin vào một vị trí marketing ở bất kỳ phòng ban nào liên quan đến nghiên cứu thị trường, bán hàng, đến kênh phân phối, đến xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

3. Những ai phù hợp với ngành?

Ngành Truyền thông-Marketing

Đây là một ngành nghề năng động và sáng tạo, đòi hỏi người làm phải có nhiều kỹ năng và tố chất khác nhau. Dưới đây là một số tố chất phù hợp với ngành:

  • Sáng tạo: Ngành Truyền thông Marketing đòi hỏi người làm phải có khả năng sáng tạo để sản xuất ra những ý tưởng mới và độc đáo.
  • Khả năng giao tiếp: Người làm Truyền thông Marketing cần có khả năng giao tiếp tốt để truyền tải thông điệp và tác động đến hành vi của khách hàng.
  • Kỹ năng viết lách: Kỹ năng viết lách là một kỹ năng quan trọng trong ngành Truyền thông Marketing.
  • Kỹ năng nghiên cứu: Ngành Truyền thông Marketing đòi hỏi người làm phải có khả năng nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu của khách hàng.
  • Kỹ năng phân tích: Kỹ năng phân tích giúp người làm Truyền thông Marketing đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Ngành Truyền thông Marketing thường yêu cầu người làm phải làm việc nhóm để hoàn thành các dự án.

4. Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp


Truyền thông-Marketing là lĩnh vực có nhiều cơ hội việc làm, với mức lương hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể ứng tuyển trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

  • Trưởng phòng Marketing, Giám đốc Marketing
  • Chuyên viên Marketing
  • Chuyên viên Quan hệ công chúng
  • Chuyên viên Quảng cáo
  • Chuyên viên Marketing trực tiếp
  • Chuyên viên Marketing trên nền tảng số

Có rất nhiều nơi làm việc dành cho người tốt nghiệp như:

  • Các công ty, doanh nghiệp
  • Các agency truyền thông
  • Các tổ chức phi lợi nhuận
  • Các cơ quan nhà nước
  • Tự do làm việc (Freelancer)