Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực hội nhập quốc tế, ngành Kinh doanh Quốc tế ngày càng trở nên phổ biến và thu hút nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Vậy ngành này là gì và nó mang lại cơ hội nghề nghiệp nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Ngành Kinh Doanh Quốc Tế Là Gì?

Đây là một lĩnh vực học tập và làm việc liên quan đến các hoạt động trao đổi, giao dịch hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia. Đây là một phần của ngành kinh doanh tổng thể, tập trung vào việc áp dụng kiến thức về quản trị kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các lĩnh vực chuyên sâu trong ngành bao gồm xuất nhập khẩu, logistic, hoạch định tài chính quốc tế, và tư vấn đầu tư quốc tế.
2. Ngành Kinh Doanh Quốc Tế Học Những Môn Nào?

Ngành Kinh doanh Quốc tế cung cấp cho sinh viên từ những kiến thức cơ bản về kinh doanh đến những kỹ năng chuyên sâu trong các hoạt động thương mại toàn cầu. Chương trình học bao gồm:
- Quản trị đa văn hóa
- Nguyên tắc cơ bản về tài chính
- Quản lý Logistic và xuất nhập khẩu
- Phân tích chiến lược và hoạch định chiến thuật kinh doanh quốc tế
- Đầu tư quốc tế và phát triển kinh tế
- Luật kinh doanh quốc tế
- Marketing quốc tế
- Thương mại điện tử
- Thanh toán quốc tế
Các hoạt động tiêu biểu trong bao gồm:
- Trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia thông qua xuất nhập khẩu và thương mại
- Hợp đồng quốc tế cho phép các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng sản phẩm, dịch vụ, và công nghệ của các quốc gia khác (như cấp phép và nhượng quyền thương mại)
- Thành lập và vận hành các cơ sở bán hàng, sản xuất, nghiên cứu và phát triển, và phân phối trên thị trường quốc tế
Ngoài ra, ngành này còn trang bị cho sinh viên các kỹ năng thực hành như phát triển thị trường quốc tế qua các kênh thương mại điện tử, kiến thức về đa văn hóa, và trau dồi ngoại ngữ để trở nên thành thạo hơn trong môi trường làm việc toàn cầu.
3. Kỹ Năng Và Tố Chất Cần Có

Để thành công trong ngành Kinh doanh Quốc tế, bạn cần có:
Tố chất nhanh nhẹn và sáng tạo: Có khả năng nhanh chóng thích ứng với môi trường mới và đưa ra các giải pháp sáng tạo.
Kỹ năng giao tiếp tốt: Giao tiếp hiệu quả và thuyết phục.
Khả năng làm việc dưới áp lực: Chịu được áp lực và làm việc trong môi trường cạnh tranh.
Năng khiếu ngoại ngữ: Thành thạo tiếng Anh và các ngôn ngữ khác là một lợi thế lớn.
4. Cơ Hội Nghề Nghiệp Và Mức Lương Sau Khi Tốt Nghiệp
Tổ chức Sự kiện và Quan hệ Công chúng.
Chuyên viên Kinh doanh và Xuất Nhập Khẩu.
Quản lý Tài chính và Nhân sự.
Chuyên gia Pháp lý về Luật Thương mại.
Chuyên viên Marketing và Truyền thông Quốc tế.
Mức lương trong ngành Kinh doanh Quốc tế thường dao động từ 8 – 30 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và vị trí công việc. Những ứng viên có năng lực xuất sắc có thể nhận được mức lương cao hơn và các khoản hoa hồng hoặc tiền thưởng doanh thu.